Vì sao nhu cầu chứng chỉ nhà In G7 ngày càng gia tăng?

Color vision

Tại sao cần có chứng chỉ G7 Master Facility?

Ngành công nghiệp in đang được đánh giá tăng trưởng và thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ trở lại đây. Một trong những công nghệ, phương pháp được phát minh và ứng dụng rộng rãi hiện nay phải kể đến đó là phương pháp G7, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật giúp nhà in đạt được chất lượng màu sắc ổn định, chính xác mỗi lần in. Mặt khác, chứng chỉ G7 được các nhãn hàng, công ty mua hàng in yêu cầu các đơn vị gia công in phải đạt chứng nhận nhằm đảm bảo độ tương đồng màu sắc giữa các nhà in và các phương pháp in với nhau với mục đích màu sắc tương đồng cho dù in bất kỳ lúc nào và bất cứ đâu.

Chứng chỉ G7 Master Facility là gì?

Có lẽ bạn đang thắc mắc Chứng chỉ G7 là gì mà sao các nhà in lại muốn có chứng chỉ này. Các nhà sáng lập ra phương pháp và chương trình chứng nhận nhà in G7, tổ chức Idealliance.org nói về chứng chỉ này như sau:

“Phương pháp G7 dễ thực hiện theo hướng dẫn và có thể nâng cấp lên tiêu chuẩn ISO ngành in chỉ thêm vài thông số với kết quả trông đơn giản nhưng rất hiệu quả để khớp màu giữa in thử và in sản lượng.”

Do yêu cầu từ các nhãn hàng, các công ty mua hàng in nên các nhà in đang gia tăng nhu cầu lấy chứng chỉ G7 vì các lý do sau đây:

1. In ở bất cứ nơi đâu

Giá trị G7 mang lại cho các nhãn hàng và các công ty mua hàng in là gì?
Idealliance tự hào về G7 vì khả năng “đồng hoá các thiết bị in với mục tiêu cùng một file, cùng phương pháp hiệu chuẩn và cùng một thông số màu mục tiêu”. Điều này có ý nghĩa gì với các nhãn hàng và các công ty mua hàng in? Có nghĩa là họ có thể tìm nhà in gia công ở bất cứ nơi đâu cho các đơn hàng của mình mà không phụ thuộc vào nhà in nào miễn là nhà in có chứng chỉ G7.

2. Màu sắc đồng nhất

Màu sắc rất quan trọng trong tiếp thị mà các nhãn hàng luôn quan tâm vì màu sắc có thể tăng mức độ nhận dạng thương hiệu tới 80% và chiếm phần lớn quyết định mua hàng của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng trên kệ siêu thị. Ngành tâm lý học nghiên cứu về màu sắc có các nghiên cứu chuyên sâu về mức độ tác động của màu sắc lên hành vi và cảm nhận của con người và cho thấy rằng màu sắc ảnh hưởng rất lớn đến phản ứng của người tiêu dùng đến các thương hiệu.

Một số chuyên gia cho rằng thiết kế và màu sắc của bao bì là đại sứ thầm lặng cho các thương hiệu. Và trong thế giới đa phương tiện, sản phẩm của thương hiệu có thể xuất hiện ở rất nhiều nơi thông qua bao bì thực tế trên kệ siêu thị, hình ảnh bao bì trên các trang thương mại điện tử, trên các đoạn quảng cáo trên tivi, bảng hiệu quảng cáo ngoài trời, trên các trang mạng xã hội… Nên sự đồng nhất về màu sắc là yêu cầu bắt buột khiến các nhãn hàng luôn muốn tìm đến các nhà in có khả năng đảm bảo độ đồng nhất của màu sắc khi in.

3. Nhanh chóng

Các nhà in chưa có chứng chỉ và áp dụng phương pháp G7 có thể thấy rằng công việc in là khộng nhiệm vụ thật khó khăn đặc biệt là khi thiết bị in của họ chưa được hiệu chuẩn cân bằng xám. Các thiết bị này khi in bài sẽ phải chỉnh màu theo phương pháp thủ công nếu muốn đạt chất lượng in như mong muốn. Cách làm này làm tốn nhiều công sức và thời gian. Nhưng khi áp dụng phương pháp G7 nhà in sẽ đồng hoá đầu ra màu sắc của các thiết bị in thông qua hiệu chuẩn cân bằng xám của các thiết bị, có nghĩa là không cần phải chỉnh sửa file mỗi lần in để khớp màu theo mẫu hay bài in trước đó.

4. Được kiểm chứng về chất lượng

Khi không có tiêu chuẩn đo lường thì sẽ rất khó để thuyết phục khách hàng với chất lượng đầu ra. Phương pháp G7 loại bỏ mọi sự mơ hồ bằng cách thiết lập thông số tham chiếu cho màu sắc thông qua việc hiệu chuẩn thiết bị in. Phương pháp G7 đang chứng tỏ là một phương tiện kiểm soát chất lượng đáng tin cậy mà các nhà in, nhãn hàng và các công ty mua hàng in, công ty sáng tạo tin dùng mà ít hoặc chưa gặp sự cố về chất lượng.

5. Hiệu quả

Nhà in luôn hiểu rằng các nhãn hàng và công ty mua hàng in luôn bận rộn và yêu cầu thời gian phát triển sản phẩm phải nhanh vì tính cạnh tranh nên việc áp dụng phương pháp G7 giúp rút ngắn được thời gian phát triển vì màu sắc có thể dự đoán được từ công đoạn file và in thử và dễ dàng khớp màu khi in thật nên không cần phải in và duyệt mẫu thử trực tiếp trên máy in sản lượng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Tóm lại

Với sự tăng trưởng của ngành in và phương tiện kỹ thuật số, màu sắc không chỉ là yếu tố hấp dẫn với kênh tiếp thị mà nó còn là trọng tâm của nhận dạng thương hiệu. Nhờ các kiến thức có được từ tâm lý học màu sắc về sự ảnh hưởng của màu sắc đến hành vi của người tiêu dùng và có thể ảnh hưởng đến sự quyết định mua hàng của họ nên các nhãn hàng giờ đây đã đặc biệt quan tâm đến độ trung thực của màu sắc. Từ đó, các nhà in đã bắt đầu nghĩ đến việc áp dụng và lấy chứng chỉ G7 của tổ chức Idealliance.org.

Liên hệ ngay để trở thành nhà in G7 tiếp theo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *